7 tháng năm 2022, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của Bình Phước tăng 23,23% so với cùng kỳ năm 2021
Để đẩy mạnh phát triển hơn nữa công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, vừa qua UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quy chế Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.Các cơ quan và đối tượng được hưởng các hỗ trợ từ Quy chế này là Cơ quan quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ, đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; các đối tượng thụ hưởng và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
Theo nội dung của Quy chế, nhằm kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bình Phước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho các khách hàng và doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước; dễ dàng xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Bình Phước sẽ hỗ trợ 100% một số khoản chi phí.
Cụ thể, tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các mục chi như sau:
- Chi nghiên cứu xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá
- Chi hội thảo công bố kết quả đánh giá
- Chi đánh giá năng lực doanh nghiệp: Mức hỗ trợ tối đa không quá 5,6 triệu đồng/doanh nghiệp
- Chi tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế:
- Chi nghiên cứu xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá
- Chi hội thảo công bố kết quả đánh giá
- Chi đánh giá năng lực doanh nghiệp: Mức hỗ trợ tối đa không quá 5,6 triệu đồng/doanh nghiệp (thuê chuyên gia trong nước)
- Trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài thì căn cứ mức kinh phí thuê chuyên gia nước ngoài do UBND tỉnh phê duyệt chương trình, đề án, nhiệm vụ của chương trình để xác định mức hỗ trợ cho một doanh nghiệp
- Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp: Chi nghiên cứu xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá
- Đánh giá năng lực doanh nghiệp: Mức hỗ trợ tối đa không quá 5,6 triệu đồng/doanh nghiệp
- Hội thảo công bố kết quả đánh giá
Về việc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp, tỉnh Bình Phước chi 100% hỗ trợ cho các nội dung như:
- Chi xây dựng chương trình; in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống
- Chi thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có)
- Chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, hỗ trợ tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có)
- Chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tiền ở (nếu có)
- Chi khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng
Ngoài ra, để hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu, UBND tỉnh Bình Phước đồng ý hỗ trợ 100% áp dụng cho chi giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
>> Xem thêm: BAF Việt Nam thành lập công ty chế biến và bảo quản thịt tại KCN Minh Hưng Sikico
Theo báo cáo 7 tháng năm 2022 của Cục thống kê tỉnh Bình Phước, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 23,23% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 24,96%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,83%. Đặc biệt một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng có mức tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2021: Dịch vụ sản xuất linh kiện điện tử tăng 1,4 lần; thức ăn cho gia cầm tăng 103,74%; dịch vụ sản xuất giày, dép tăng 68,72%; dịch vụ hoàn thiện đồ nội thất mới bằng gỗ và bằng các vật liệu tương tự tăng 44,23%; hạt điều khô tăng 23,10% so với cùng kỳ năm trước. |