Việt Nam lấy doanh nghiệp làm trọng tâm

03/06/2022
Vừa qua, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết cùng lúc với kế hoạch hành động của Chính phủ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế đến năm 2025 sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đây là điều cần làm nhằm nhìn lại những kết quả đạt được của quá trình phát triển, cũng như cải thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Việt Nam lấy doanh nghiệp làm trọng tâm
Xét ở góc độ khách quan, nền kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng cấp bách cần cơ cấu lại, đặc biệt khi Việt Nam đang hướng đến mô hình tăng trưởng bền vững, phát triển nhanh. Nếu để quá trình này trì hoãn và chậm cơ cấu kéo dài, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới. Nhiều thách thức đặt ra trong việc vượt qua bẫy thu nhập trung bình, đối phó và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong khi đó cần tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế để giúp Việt Nam thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch và tái cơ cấu nền kinh tế một cách tự nhiên.
Theo đó, việc cần tập trung, hỗ trợ phát triển đội ngũ doanh nghiệp (DN) mạnh đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc cơ cấu nền kinh tế, tạo đà phát triển bền vững. Để đạt được điều này, Việt Nam cần phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của lực lượng DN, tập trung phát triển số lượng đồng bộ với năng lực nội tại, tính tự chủ và tự cường của nền kinh tế, tận dụng hiệu quả cơ hội hội nhập quốc tế; đồng thời tăng cường kết nối khu vực tư nhân với DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Về dài hạn, Việt Nam xác định đội ngũ DN tư nhân sẽ là nòng cốt để kinh tế Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế. Với đòi hỏi đó, phát triển lực lượng DN tư nhân lớn mạnh sẽ là mục tiêu tương lai. Nhóm DN tư nhân sẽ được khuyến khích phát triển dựa vào ứng dụng và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, tận dụng mọi nguồn lực để tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu; cùng với đó nâng cấp chuỗi giá trị, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với liên kết và phát huy nội lực của nền kinh tế là đòi hỏi cấp thiết.
Trước đây, Việt Nam đã đề ra mục tiêu phát triển đến 1 triệu DN vào năm 2020. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch bệnh suốt 2 năm qua và nhiều khó khăn khác khiến mục tiêu trên không hoàn thành được. Và để phát triển lớn mạnh cộng đồng DN cả nước, Việt Nam đề ra mục tiêu tiếp theo đến năm 2025 với chỉ tiêu 1,5 triệu DN thành lập và hoạt động. Trong số này, số lượng DN vừa và lớn sẽ vào khoảng 60-70 ngàn DN. Theo nhận định từ các chuyên gai, mục tiêu cao về số lượng là rất cần thiết, nhằm phát huy nguồn lực bổ sung vào nền kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng và cơ cấu DN trong nền kinh tế mới là mục tiêu quan trọng hơn, thay vì số lượng. Và như vậy, khi chuyển sang giai đoạn tăng trưởng mới, Việt Nam cần xác định trọng tâm của các chính sách kinh tế chính là đối tượng DN.

>> Xem thêm: Bình Phước phấn đấu xây dựng nền kinh tế số đến năm 2025

Trước định hướng của cả nước, kinh tế tỉnh Đồng Nai cũng đang tiếp tục thu hút đầu tư từ các tập đoàn kinh tế lớn và có tiềm lực, cũng như tiềm năng về công nghệ và tài chính. Từ nền tảng này, Đồng Nai sẽ có thêm điều kiện và thị trường để đội ngũ nhân lực và DN nội tỉnh phát triển tối đa. Đồng Nai cũng đã xây dựng và hoàn thiện các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ cộng đồng DN tại đây. Vấn đề còn lại chính là làm sao để các chính sách ấy có thể triển khai, và ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn.

>> Xem thêm: Khu công nghiệp Đồng Nai

Tác giả bài viết: Văn Gia

Nguồn tin: Báo Đồng Nai

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây