Các tỉnh Đông Nam bộ chạy đua mở rộng khu công nghiệp

15/08/2022
Trước làn sóng mới từ nhà đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục vào Việt Nam, các khu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ đang “chạy đua” mở rộng nhằm tận dụng cơ hội, tránh sự đảo chiều vì quỹ đất hiện có đang ngày càng thu hẹp.
Đông Nam bộ mở rộng khu công nghiệp 1
Các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ đang “chạy đua” mở rộng khu công nghiệp để đón nhà đầu tư lớn.

Thu hút FDI nơi tăng vọt, nơi thụt lùi

TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương từ lâu được xem là 3 địa phương trung tâm thu hút FDI tại vùng Đông Nam bộ với số vốn lên đến hàng tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên “gió đã đổi chiều” trong 6 tháng đầu năm 2022, xếp hạng thu hút FDI vào khu vực Đông Nam bộ đã thay đổi đáng kể trong thời gian trên.
Theo số liệu thống kê trong 2 quý đầu năm 2022, Bình Dương là tỉnh đứng đầu khu vực Đông Nam Bố với số vốn đầu tư FDI đạt 2,5 tỷ USD, tương đương với 180% cùng kỳ năm 2021. TP.HCM đứng ở vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư FDI đạt 2,18 tỷ USD, bằng 60,07% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi hai tỉnh và thành phố trên vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI thì Đồng Nai lại đang chứng kiến sự sụt giảm đáng chú ý. Theo báo cáo thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, tỉnh này chỉ thu hút được 434 triệu USD vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2022, chỉ bằng 57,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý con số 434 triệu USD đã bao gồm vốn đầu tư mở rộng 234 triệu USD và vốn đầu tư mới 200 triệu USD.
Đại điện ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Thành Trung cho biết: “Bí quyết thu hút đầu tư của Bình Dương là tạo quỹ đất sạch, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư”.
Trong khi đó tại Đồng Nai, ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho biết, nguyên nhân khiến việc thu hút vốn đầu tư FDI trên địa bàn có chiều hướng giảm trong nửa đầu năm 2022 chính là việc các khu công nghiệp Đồng Nai gần như đã lấp đầy, hơn 84% diện tích quy hoạch đã được cho thuê, trong khi phần diện tích còn lại chưa thể triển khai như đúng quy hoạch do vướng giải tỏa, bồi thường, hoặc chưa được bàn giao đất.
Ông Cường nhấn mạnh: “Việc khởi công xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành và kế hoạch xây dựng các tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết… làm gia tăng cơ hội thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Đồng Nai. Tuy nhiên, việc thiếu quỹ đất công nghiệp khiến Đồng Nai bỏ lỡ một số cơ hội đầu tư của các dự án có vốn lên đến hàng tỷ USD”.

>> Xem thêm: Khu công nghiệp miền Nam
 

“Chạy đua” mở rộng khu công nghiệp

Trước tình hình thu hút FDI có chiều hướng giảm sâu, tỉnh Đồng Nai đang lên kế hoạch thành lập nhiều khu công nghiệp mới, đồng thời mở rộng các khu công nghiệp hiện hữu. Hai địa phương là TP.HCM và Bình Dương cũng có động thái tương tự khi lên kế hoạch mở rộng các khu công nghiệp hiện hữu để giữ vững và duy trì đà tăng trưởng trong lĩnh vực thu hút đầu tư FDI.
Ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cho biết: “Thời gian tới, quỹ đất công nghiệp sẽ được mở rộng, tạo cơ hội để Đồng Nai thu hút các tập đoàn kinh tế lớn. Tỉnh sẽ giám sát chặt chẽ việc đầu tư, xây dựng hạ tầng của các dự án để đảm bảo hình thành những khu công nghiệp mới hiện đại, chất lượng tốt, có tính cạnh tranh nhằm phục vụ nhà đầu tư tốt nhất, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững”.
Tại Bình Dương, quyền Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh này cũng cho biết, Bình Dương hiện đang có 29 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 12.662 ha. Trong số đó, 27 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.962 ha đã đi vào hoạt động, và 2 khu công nghiệp đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng là Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III và Khu công nghiệp Cây Trường với tổng diện tích đất 1.700 ha.
Ông Trung cũng cung cấp thêm thông tin về các kế hoạch mở rộng diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương: “Ngoài ra, các khu công nghiệp khác đang thực hiện các thủ tục mở rộng như Rạch Bắp, Nam Tân Uyên… Như vậy đến nay, các khu, cụm công nghiệp Bình Dương đã chuẩn bị khoảng 3.000 ha đất để sẵn sàng cho thu hút các nhà đầu tư”.

>> Xem thêm: Khu công nghiệp Bình Phước

Về phía TP.HCM, UBND thành phố cũng vừa trình văn bản lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 5/2022 về kế hoạch triển khai và đưa vào quy hoạch Khu công nghiệp Phạm Văn Hai. Nếu được phê duyệt quy hoạch, TP.HCM sẽ có thêm một KCN mới là Khu công nghiệp Phạm Văn Hai tọa lạc tại huyện Bình Chánh với diện tích 668 ha. Đây sẽ là khu công nghiệp mới với thu hút chủ lực là các ngành công nghệ cao, và kỳ vọng sẽ giúp đầu tàu kinh tế cả nước đón các siêu doanh nghiệp đến đầu tư trong thời gian tới.

Tác giả bài viết: Anh Quân

Nguồn tin: Báo Đầu Tư

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây