Bình Phước đứng thứ 3 cả nước về mức độ tin tưởng của doanh nghiệp FDI về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư

05/08/2022
Vào ngày 15-7 vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã tổ chức hội nghị nhằm triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, đồng thời phân tích, đánh giá chuyên sâu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố (DDCI) thuộc tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, đề ra phương hướng và giải pháp năm 2022.
Bình Phước cải thiện môi trường đầu tư cao 1
Quang cảnh diễn ra hội nghị. 
Điểm nhấn chính tại Hội nghị lần này chính là đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bình Phước, năm 2021. Cụ thể, tỉnh Bình Phước đã đạt những kết quả khá nổi bật, được đánh giá cao từ các cấp, ngành về năng lực cạnh tranh.
Cụ thể, qua khảo sát các doanh nghiệp FDI ở 22 địa phương có nhiều doanh nghiệp FDI nhất cả nước, tỉnh Bình Phước đã được đánh giá mức khá về cơ sở hạ tầng với gần 4,6/6 điểm; xếp hạng 12/22 tỉnh, thành phố. 

>> Xem thêm: Bình Phước hợp tác với Jetro để thu hút dòng vốn fdi từ Nhật Bản

Chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh Bình Phước cũng đạt mức khá với gần 3,8/5 điểm, xếp hạng 5/22 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI có mức độ tin tưởng khá cao về nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính quyền tỉnh Bình Phước với mức điểm 3/4, xếp vị trí cao thứ 4/22 tỉnh thành phố, chỉ sau Quảng Ninh và Phú Thọ.
Tiếp cận đất đai, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Tính năng động và tiên phong của chính quyền là 4 chỉ số thành phần tăng cả 2 khía cạnh điểm số và xếp hạng. Chất lượng các cụm và khu công nghiệp tỉnh Bình Phước được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tốt hơn nhiều địa phương khác trong cả nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đánh giá các cấp chính quyền Bình Phước tốt thứ nhì cả nước trong khả năng ứng phó với dịch bệnh Covid-19 (chỉ sau mỗi tỉnh Quảng Ninh).
Ngoài nhìn lại các kết quả đạt được, Hội nghị cũng tập trung về bàn nhiều giải pháp để phát huy hiệu quả của Tổ công tác đặc biệt, nhằm tiếp tục công tác tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; triển khai Đề án “Xây dựng bộ chỉ số và triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025-DDCI”; cần sự chủ động hơn nữa từ các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc đề ra và thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, đào tạo, kết nối nguồn lao động... bám sát các tiêu chí đánh giá; quyết tâm thực hiện các mục tiêu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đưa tỉnh Bình Phước trở thành một địa phương phát triển, sở hữu môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư trong thời gian tới.

>> Xem thêm:

+/ Nhiều doanh nghiệp Singapore chọn Bình Phước đầu tư
+/ Bình Phước tăng trưởng kinh tế đứng thứ 2 Đông Nam Bộ

Tác giả bài viết: Bảo Minh

Nguồn tin: qdnd.vn

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây