Bất động sản công nghiệp tiếp tục là lực đẩy cho thị trường bất động sản

29/11/2021
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài nhờ lợi thế về nguồn nhân lực, các hiệp định thương mại tự do cũng như việc tích cực phát triển hạ tầng của Chính phủ. Và dù dịch Covid-19 tái bùng phát trong quý III/2021, nhưng khi tình hình dịch bệnh đã ổn định, bất động sản công nghiệp tiếp tục là lực đẩy tăng trưởng cho thị trường bất động sản.

Doanh nghiệp nước ngoài liên tiếp “đổ bộ”

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý III/2021 bởi Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục là phân khúc đầy tiềm năng của thị trường bất động sản. Điều này dễ dàng lý giải trước xu hướng doanh nghiệp nước ngoài liên tục chọn Việt Nam là điểm đến trong thời gian qua.
Trong thời gian qua, đặc biệt giai đoạn quý II và III, thị trường bất động sản công nghiệp có lúc chao đảo, sụt giảm trầm trọng bởi tình hình dịch Covid-19. Các hoạt động phòng dịch diễn ra với cường độ ngày càng mạnh, giãn cách xã hội liên tục nhiều tháng ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng và sản xuất, hoạt động xuất nhập khẩu đình trệ khiến số lượng doanh nghiệp dịch chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam liên tục tăng. Việc dịch bệnh bùng phát mạnh ở miền Nam cũng tạo nên bức tranh tương phản giữa hai miền về phân khúc bất động sản công nghiệp.
Dịch bệnh bùng phát từ TP.HCM và sau đó lan rộng ra các tỉnh thành tại miền Nam vào đầu quý III, thị trường bất động sản công nghiệp khu vực phía Nam trở nên trầm lắng, giá thuê không tăng mà thị trường cũng không có bất kỳ nguồn cung mới. Cả lĩnh vực đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn đều không có bất kỳ giao dịch nào nổi bật. Tỷ lệ lấp đầy toàn thị trường phía Nam duy trì từ 85 - 87%.
Trong khi đó ở khu vực phía Bắc vẫn diễn ra các giao dịch sôi động, liên tục có các nguồn cung mới và giá thuê cũng được đà tăng nhanh, nhờ các tỉnh thành có chính sách kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Toàn khu vực miền Bắc có giá đất công nghiệp tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt trung bình 108 USD/m2. Hoạt động cho thuê nhà xưởng sản xuất cũng khởi sắc với giá thuê tăng 4,7% và đạt trung bình 4,6 USD/m2/tháng.
Các khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên), khu công nghiệp Yên Phong 2C (Bắc Ninh), khu công nghiệp Nam Đình Vũ (Hải Phòng) bổ sung đáng kể nguồn cung mới cho thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc. Ngoài ra, các tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cũng sôi động với nhiều dự án lớn.
Với 3 lợi thế đến từ nguồn nhân lực lớn, các hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương liên tục được ký kết, cùng với các dự án phát triển hạ tầng từ Chính phủ tạo nên chiếc “kiềng ba chân” giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài. Chính điều này sẽ thúc đẩy bất động sản công nghiệp trở thành “điểm sáng” của thị trường khi dịch bệnh được kiểm soát.

Doanh nghiệp nước ngoài thêm niềm tin với kế hoạch mở cửa của Chính phủ

Theo Savills Việt Nam, ngành sản xuất trong nước có thể tăng trưởng đến 16% vào năm 2030 nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu ứng dụng công nghệ cấp trung bình để bắt kịp chuỗi cung ứng và thực hiện chiến lược 4.0. Nếu thực hiện chiến lược này, ngành sản xuất có thể tăng thêm 7 - 14 tỷ USD.
Với việc nâng cao chuỗi giá trị, các đối thủ cũng bắt đầu nâng cấp năng lực sản xuất, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D…
Vingroup đầu tư dây chuyền sản xuất với 1.200 robot của ABB vào công đoạn hàn. KTG Industrial JSC xây dựng nhà xưởng xây sẵn ứng dụng công nghệ 4.0 tại tỉnh Đồng Nai.
Chi phí nhân công thấp tại Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư.
Chi phí nhân công thấp tại Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư.
Một yếu tố không thể nhắc đến chính là mức nhân công ngành sản xuất của Việt Nam trong năm 2021 thấp hơn khá nhiều quốc gia trong khu vực. Mức lương bình quân tại Việt Nam đang giữ ở mức 315 USD/người/tháng (7,4 triệu đồng/người/tháng). Theo bảng khảo sát của Trading Economics, Việt Nam đang thấp hơn Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan, trong khi cao hơn Indonesia. Đây sẽ là lợi thế không nhỏ của Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài đặt trên bàn cân với các nước trong khu vực.

Xem thêm: Vốn ngoại tiếp tục đổ vào Việt Nam

Ngoài ra, định hướng phát triển các khu công nghiệp sinh thái, tăng cường ứng dụng công nghệ sạch và mức carbon thấp của Việt Nam sẽ mang lại tiềm năng rất lớn trong tương lai. Các khu công nghiệp sinh thái sẽ hạn chế đáng kể phát thải nhà kính, giảm thiểu nước xả thải gây ô nhiễm môi trường, ngoài ra ứng dụng các công nghệ giúp sử dụng nguồn nước và quản lý hóa chất hiệu quả hơn.
Hiện tại Việt Nam đang có 5 khu công nghiệp được thử nghiệm mô hình KCN sinh thái và đánh giá hiệu quả hoạt động sau 3 năm. Tiêu biểu là khu công nghiệp DEEP C Hải Phòng 1, do Châu Âu quản lý duy nhất tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ, tiện ích và cơ sở hạ tầng chất lượng Châu Âu.
Theo ông John Campbell - Trưởng bộ phận Dịch vụ Bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam, các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao các chính sách cũng như kế hoạch mở cửa của Chính phủ. Ngoài ra, các đường bay quốc tế được kết nối trở lại trong thời gian tới sẽ là động lực phục hồi tiên quyết cho nền kinh tế trong năm 2022.
Tính đến 9 tháng năm 2021, Savills Việt Nam ghi nhận, các khu công nghiệp phía Bắc đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 87%, tăng 2,3%. Đồng thời, giá thuê đất tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đang giao dịch ở mức bình quân 100 USD/m2. Tại các tỉnh phía Nam, các khu công nghiệp cũng đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân mức 87%, tăng 2,3%. Trong khi giá thuê đất tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái với 10,5% và giao dịch ở mức bình quân 115 USD/m2.
Hà Nội là nơi có giá thuê đất cao nhất khu vực miền Bắc với mức giao dịch bình quân 129 USD/m2, tăng 1%, tỷ lệ lấp đầy 91%. Các tỉnh tiếp theo là Bắc Ninh với giá thuê đất bình quân 106 USD/m2, tăng 11%, tỷ lệ lấp đầy 99%. Hưng Yên với giá thuê đất bình quân 101 USD/m2, tăng 22%, tỷ lệ lấp đầy 88%. Hải Dương tương ứng với 79 USD/m2, tăng 4%, tỷ lệ lấp đầy 86%...

Tác giả bài viết: Văn Tuấn

Nguồn tin: Thời Báo Tài Chính Việt Nam

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây