Bình Phước phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp
Vào thời điểm rất nhiều doanh nghiệp tại nhiều địa phương cả nước phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, đang chờ đợi hoặc đã hoàn tất thủ tục giải thể, tỉnh Bình Phước lại cung cấp những số liệu thống kê vô cùng ấn tượng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh có hơn 620 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 52% kế hoạch; thành lập mới 25 hợp tác xã, đạt 125% kế hoạch năm; thu hút 73 dự án có vốn đầu tư trong nước với số vốn đầu tư là 5.522 tỷ đồng, đạt 55,2% kế hoạch năm; thu hút 39 dự án từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 380,6 triệu USD, đạt 190% kế hoạch năm.Để phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, Bình Phước quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển 35 cụm công nghiệp tại 11 huyện, thị xã với tổng nhu cầu nguồn vốn lên đến 5.900 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh sẽ có 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 583 ha. Giai đoạn 2025 - 2030, tỉnh sẽ có thêm 14 cụm công nghiệp được bổ sung với dự kiến tổng diện tích quy hoạch khu công nghiệp Bình Phước là 33 ha/cụm.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, từng bước chuyển dần sang chính quyền số, để có thể phục vụ nhanh chóng, hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, tỉnh Bình Phước đang tăng tốc phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông thuận tiện, có thể thông thương dễ dàng đến vùng Tây Nguyên, cũng như hệ thống logistic ở Đông Nam Bộ. Từ đó, các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước sẽ tiếp cận dễ dàng hơn đến các cơ sở sản xuất địa phương trong tỉnh.
Hiện tại, trong số 13 quy hoạch khu công nghiệp ở Bình Phước đang được xây dựng phát triển, tỉnh đã có 8 khu công nghiệp được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đang đi vào hoạt động.
Đề xuất mở rộng quy hoạch khu công nghiệp Bình Phước, chủ động đón sóng đầu tư
Hiện nay, cơn dịch chuyển chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ sau những biến đổi do đại dịch Covid gây nên. Trong đó, Việt Nam đã có những phương án phòng chống dịch và khắc phục kinh tế hiệu quả trong suốt thời gian qua. Điều này tạo cơ sở cho những dự đoán rằng, các cơn mưa đầu tư từ nguồn vốn FDI sẽ được đổ về nội địa Việt Nam, đặc biệt là tại những vùng đất công nghiệp sạch, hệ thống giao thông thuận tiện, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh.Tỉnh Bình Phước hiện đang có 14 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư với tổng diện 4.679 ha, tập trung chủ yếu tại thành phố Đồng Xoài, huyện Chơn Thành và Đồng Phú. Và để chuẩn bị cho việc mở rộng, đón đầu các dự án đầu tư, Bình Phước đang chuẩn bị 70.000 ha đất quy hoạch, trong đó 40.000 ha đất trồng cây cao su thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, và 30.000 ha đất trồng cây cao su khác do tỉnh đang quản lý. Khu công nghiệp Minh Hưng Chơn Thành Bình Phước
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương, trong điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp của Bình Phước đến năm 2020, do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quỹ đất khu công nghiệp tại một số địa phương đã được lấp đầy và đang lên đề án xin mở rộng thêm, chủ động đón làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, toàn tỉnh đề xuất quy hoạch 61 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.381 ha, tăng thêm 1.780 ha so với quy hoạch khu công nghiệp ở Bình Phước đã phê duyệt. Theo báo Sở Công Thương, trong quá trình rà soát đã có 29 cụm công nghiệp được đề xuất bổ sung và 8 cụm công nghiệp được đề xuất điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch.
Tiếp tục với những bước đệm thuận lợi ban đầu trong mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, Bình Phước đã có văn bản báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép được điều chỉnh mở rộng, bổ sung quy hoach các khu công nghiệp của Bình Phước mới. Cụ thể, tỉnh đã lập đề án mở rộng khu công nghiệp Bắc và Nam Đồng Phú ở giai đoạn ba thêm 1.500 ha; Khu công nghiệp Minh Hưng Sikico thêm 1.000 ha (diện dịch hiện tại là 655 ha).
Cùng với những đề án về quy hoạch khu công nghiệp Bình Phước, chính quyền tỉnh còn chú trọng xây dựng hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối thông thương với các vùng kinh tế trọng điểm cả nước như: tuyến Bình Phước - Tân Vạn đến cảng Cái Mép và sân bay Tân Sơn Nhất; đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành - Đăk Nông; đường sắt Dĩ An - Hoa Lư; Quốc lộ 14C kết nối Ðắk Nông - Bình Phước - Tây Ninh - Long An; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (cao tốc Hồ Chí Minh) dài khoảng 212km; tái lập cầu Mã Đà nối liền giao thông giữa Bình Phước và Tây Nguyên…
Các chuyên gia nhận định, tỉnh Bình Phước là nơi hội tụ tất cả điều kiện thuận lợi để chủ động đón làn sóng đầu tư nội địa và quốc tế, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế cho địa phương và cả nước trong thời gian tới.
KCN Minh Hưng Sikico đang là điểm sáng thu hút đầu tư tại Tỉnh Bình Phước
Nằm trong địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, KCN Minh Hưng Sikico đang là điểm sáng thu hút đầu tư tại Tỉnh Bình Phước.KCN Minh Hưng Sikico có nguồn đất quy hoạch đầu tư đa dạng, trong khi nguồn đất tại các vùng lân cận trung tâm TP.HCM như Long An, Bình Dương, Đồng Nai…trở nên cạn kiệt và giá tăng cao. Tại KCN Minh Hưng Sikico, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng chọn lựa vị trí, quy mô đất phù hợp với dây chuyền sản xuất để mở rộng nhà xưởng. Đặc biệt, KCN Minh Hưng Sikico đang tiến hành hoàn thành các thủ tục mở rộng thêm quỹ đất lên 1.000 ha trong giai đoạn 2. Điều này như cam kết cùng các nhà đầu tư sẽ không phải lo lắng về việc mở rộng nhà xưởng trong tương lai.
Ngành nghề có thể tiếp nhận tại KCN Minh Hưng Sikico cũng rất phong phú như: điện tử, chế biến nông sản, sản xuất gỗ, trang trí nội thất, dệt may, sản xuất bao bì…; cùng một số ngành nghề xu hướng mới đang tăng mạnh như: găng tay, ép dầu điều, thức ăn gia súc, ấp trứng, giết mổ, sản xuất nhựa…
Với tầm nhìn đầu tư dài hạn, KCN Minh Hưng Sikico được chủ đầu tư sẵn sàng bỏ ra ngân sách lớn để liên doanh cùng các đối tác lớn để xây dựng cảnh quan - cơ sở hạ tầng khu công nghiệp một cách bài bản, công nghệ hiện đại và có trách nhiệm với môi trường, cụ thể như tập đoàn GS E&C (Hàn Quốc) - phụ trách vận hành nhà máy xử lý nước thải; công ty TNHH Koastal Eco Group (Singapore) - tổng thầu EPC nhà máy cấp nước, nhà máy xử lý nước thải. Ngoài các công trình xây dựng hệ thống đường lớn, mảng xanh bao phủ, nổi bật nhất tại KCN được các nhà đầu tư tham quan khen ngợi chính là hệ thống nhà máy xử lý nước thải với công suất đạt 25.000 m3/ngày đêm.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư đã và đang phát triển hệ thống sinh thái Sikico cùng nhiều dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư hiệu quả như: dịch vụ pháp lý, tổng thầu thiết kế xây dựng, hỗ trợ tuyển dụng, dịch vụ hải quan... để đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư ngay từ những bước đầu của hoạt động kinh doanh, nhanh chóng hoàn tất thủ tục để nhà máy sớm đi vào hoạt động và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Đặc biệt, Minh Hưng Sikico được xây dựng theo mô hình phức hợp, vừa đảm bảo điều kiện sản xuất nhưng cũng cung cấp môi trường làm việc, sinh sống hiệu quả cho cả chuyên gia và người lao động. Nhất là, sau khi trải qua những ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid, KCN Minh Hưng Sikico sẽ là chìa khóa giúp nhà đầu tư giải các bài toán khó về công việc bố trí môi trường sống cho nhân viên.