Đến năm 2030, diện tích đất lúa giảm 350.000 ha, trong khi đất công nghiệp chỉ tăng gần một nửa

18/12/2021
Vừa qua Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia từ nay đến năm 2020. Theo đó, diện tích đất lúa giảm gần 350.000 ha và khoảng 174.000 ha trong đó là đất chuyên trồng lúa.
tăng 120000ha đất công nghiệp 1
Với chi phí vật tư nông nghiệp tăng mạnh, hiệu quả sản xuất lúa không cao và nông dân trồng lúa mãi vẫn không thoát nghèo
Ngày 13/11 vừa qua, Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được các đại biểu Quốc hội khóa 15 thông qua trong đợt 2 của kỳ họp thứ 2, diễn ra từ 11 - 13/11.
Theo chỉ tiêu đó, diện tích đất lúa sẽ giảm gần 350.000 với khoảng 174.000 ha đất chuyên trồng lúa vào năm 2030. Trong giai đoạn 2021 - 2025, đất trồng lúa sẽ giảm tương ứng 184.000 ha, trong đó đất chuyên trồng lúa chiếm 90.000 ha.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, thực tế ở các địa phương đang diễn ra hiện trạng chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây khác, hoặc nuôi trồng thủy sản và tạo ra nguồn lợi kinh tế cao hơn đáng kể.
Nghị quyết cũng quy định về việc chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng vật nuôi tối đa 300.000 ha đất trồng lúa.  Tuy nhiên việc chuyển đổi không được làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất lúa, và có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.
Điểm đáng chú ý trong quy hoạch đến năm 2030, diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng hơn 965.000 ha. Chi tiết bao gồm đất khu công nghiệp tăng 120.000 ha, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia tăng 412.000 ha và đất đô thị tăng 925.000 ha.
Trong khi đó giai đoạn từ 2021 - 2025, đất phi nông nghiệp tăng 473.000 ha bao gồm đất khu công nghiệp 62.000 ha, đất phát triển hạ tầng tăng 225.000 ha và còn lại là đất đô thị tăng 532.000 ha.
Các đại biểu cho rằng, quy hoạch chỉ tiêu đất khu công nghiệp đến năm 2030 đang ở mức tăng rất cao so với giai đoạn trước năm 2020 (tăng 120.000ha so với năm 2020). Trong khi đó giai đoạn 10 năm từ 2010 - 2020, đất công nghiệp chỉ đạt hơn 47%. Chính vì vậy việc tăng chỉ tiêu này cần tính toán kỹ lưỡng, quy định chặt chẽ để không lạm dụng, gây lãng phí đất đai.
Cũng theo UBTVQH, thời gian tới sẽ xuất hiện sự gia tăng dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, hạ tầng giao thông được hoàn thiện, đặc biệt là giai đoạn kinh tế phục hồi, phát triển mạnh thời gian tới.
Ngoài ra, chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ 2021 - 2030 rất đáng chú ý. Đặc biệt là mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển, sở hữu nền công nghiệp hiện đại với tỉ trọng đạt trên 40% GDP vào năm 2030. Chính phủ cũng đã nghiên cứu và tính toán hợp lý khả năng hiện thực hóa các mục tiêu này.
Theo đó, UBTVQH đề xuất Chính phủ xây dựng mục tiêu phát triển khu công nghiệp gắn liền liền với phát triển đô thị, mạng lưới dịch vụ thương mại, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp. Từ đó, người lao động được tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt cũng như đóng góp góp vào sản xuất, phát triển kinh tế.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần lưu ý kế hoạch phân bổ đất dành cho phát triển khu công nghiệp, tránh lợi dụng nhằm hợp thức hóa các dự án của nhà đầu tư. Chính phủ cũng phân bổ hợp lý đất khu công nghiệp giữa các địa phương giáp ranh nhau. Bên cạnh đó cần hạn chế các khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy thấp, không được mở các khu công nghiệp mới.
Chính phủ cũng cần quan tâm đến khu vực nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt nhóm nhà đầu tư vào các khu công nghiệp để có chính sách thu hút mạnh mẽ, tránh lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.
Cuối cùng, các chính sách phát triển khu công nghiệp cần được đánh giá chi tiết, nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa hoạt động của các khu công nghiệp thời gian tới.

Tác giả bài viết: Tiến Long

Nguồn tin: Tuổi Trẻ

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây