Đồng Nai mở mới khu công nghiệp hơn 1 ngàn ha.
Theo UBND H.Xuân Lộc, KCN Xuân Hòa sẽ có quy mô diện tích vào khoảng 1.120 ha với đa phần nằm trên địa bàn xã Xuân Hòa, nằm gần trục đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Hết chỉ tiêu đất công nghiệp
Tính đến đầu tháng 10-2022, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch tổng diện tích
KCN Đồng Nai là hơn 18,76 ngàn ha (không bao gồm KCN Biên Hòa 1). Theo đó, tỉnh Đồng Nai có 39 KCN với 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN đang xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 7 KCN chưa được thành lập. Tuy nhiên trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030, hơn 23,3 ngàn ha được tỉnh Đồng Nai quy hoạch để làm công nghiệp, cao hơn nhiều so với mức phân bổ của Chính phủ.
Ông Phạm Văn Cường, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho biết: “
Quy định của Chính phủ là tỷ lệ lấp đầy của các KCN phải đạt trên 60% mới chấp thuận quy hoạch thêm các KCN khác. Hiện Đồng Nai còn 7 KCN chưa được thành lập với hơn 6,5 ngàn ha nên rất khó đề xuất bổ sung các KCN mới. Vì thế, các địa phương phải xem xét, tính toán lại để quy hoạch cho phù hợp”.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai lại cho rằng, mặc dù tỉnh đã hết chỉ tiêu về
đất công nghiệp, tuy nhiên xã Xuân Hòa và Xuân Hưng có nền đất xấu, không hiệu quả cho việc phát triển trồng trọt, vì vậy có thể tính toán quy hoạch để phát triển công nghiệp và bổ sung trong giai đoạn tới. Các sở, ngành kết hợp với địa phương rà soát và bổ sung vào quy hoạch KCN để khai thác hiệu quả của đất đai.
Ngoài huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Định Quán, Long Thành, Vĩnh Cửu cũng được quy hoặc thêm KCN, và đã cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030.
Ông Trần Thế Vinh, Phó giám đốc Sở TN-MT cho biết: “
Đồng Nai không còn chỉ tiêu đất công nghiệp đến năm 2030, các địa phương quy hoạch thêm đất công nghiệp ngoài chỉ tiêu đã được Chính phủ phân bổ rất khó thực hiện. Do đó, tỉnh không còn chỉ tiêu để phát triển KCN Xuân Hòa”.
Nếu muốn được bổ sung thêm đất công nghiệp, Đồng Nai cần phải thành lập 7 KCN đã được Chính phủ chấp thuận trong 3-5 năm tới. Tiến hành lựa chọn chọn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành công tác bồi thường thu hồi đất, xây dựng xong hạ tầng và cho thuê đất. Nếu các KCN trên đi vào hoạt động ổn định và đạt tỷ lệ lấp đầy trên 60%, tỉnh có thể đề xuất để Chính phủ bổ sung thêm quy hoạch đất công nghiệp cho Đồng Nai. Theo Luật Đất đai năm 2013, Luật Đầu tư… còn khá nhiều vướng mắc để triển khai nhanh một dự án KCN. Theo chia sẻ từ phía các doanh nghiệp chuyên về đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, nếu một dự án suôn sẻ từ đầu đến lúc khánh thành, không bị ắc tắc ở bất kỳ khâu nào sẽ mất khoảng 5 năm. Tuy nhiên công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng khiến nhiều KCN kéo dài hơn 10 năm chưa hoàn thành hạ tầng kỹ thuật.
>> Xem thêm: Đầu tư Bình Phước - Sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư
Cân nhắc khi phát triển KCN
Về phía người dân, Chính quyền địa phương và tỉnh cần phải xem xét kỹ quy mô và diện tích để có
quy hoạch phát triển KCN phù hợp. Các khu vực đất tốt nên được giữ lại để xây dựng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong khi các vùng đất xấu thì đưa vào quy hoạch đất công nghiệp.
Ông Lương Minh Hướng (ngụ ấp 2, xã Xuân Hòa) chia sẻ: “Căn nhà tôi đang sinh sống và hơn 1ha đất đang trồng cao su đều nằm trong quy hoạch KCN Xuân Hòa. Khu vực này đất xấu nên tôi ủng hộ việc làm KCN, nhưng nếu quy hoạch thì thực hiện nhanh và bồi thường, tái định cư thỏa đáng cho người dân”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng quy hoạch KCN Xuân Hòa, H.Xuân Lộc với quy mô hơn 1,1 ngàn ha là quá lớn, nếu thu nhỏ diện tích còn vài trăm ha thì sẽ phù hợp hơn. Lý do là phát triển KCN sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề mà chính quyền địa phương cần phải tính toán như: hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, nhà ở, an ninh trật tự… Trong khi một KCN quy mô lên hơn 1 ngàn ha sẽ kéo theo
khối lượng vấn đề phải xử lý lớn hơn nhiều lần. Nếu không có phương án hiệu quả, KCN khi được quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi vào hoạt động.
Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa Huỳnh Ngọc Tùng cho hay: “Người dân trên địa bàn xã thấy huyện quy hoạch KCN thì vừa mừng, vừa lo. Vì phát triển KCN ở địa phương, giá trị đất đai của người dân khu vực xung quanh sẽ tăng, thương mại dịch vụ phát triển, thanh niên không phải đi xa tìm việc. Thế nhưng, người dân cũng lo không biết khi nào
khu công nghiệp mới được triển khai, nhất là người dân đang sinh sống tại nơi được quy hoạch KCN”. Dự án được quy hoạch chậm triển khai sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân trong vùng dự án.
Theo Chủ tịch UBND H.Xuân Lộc Nguyễn Thị Cát Tiên, KCN Xuân Hòa đã cập nhật vào hồ sơ đồ án quy hoạch chung xây dựng các xã Xuân Hưng, Xuân Hòa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040 và đang trình thẩm định. Về quy hoạch chuyên ngành, KCN Xuân Hòa chưa được bổ sung vào quy hoạch KCN Đồng Nai. Do đó, huyện đề xuất Sở KH-ĐT, UBND tỉnh xem xét chấp thuận để có cơ sở cho nhà đầu tư lập dự án trình các cấp có thẩm quyền.