Đặt mục tiêu phát triển 34 dự án giao thông, Bình Phước dự kiến sẽ chi hơn 16.600 tỷ đồng

29/10/2022
Với mục tiêu phát triển giao thông, hỗ trợ kết nối vùng và nội tỉnh, Bình Phước dự kiến cần khoảng 16.600 tỷ đồng từ nay đến năm 2025. Số lượng lên đến 34 dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông.
Vào 24.10 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền vừa phê duyệt đề án phát triển giao thông kết nối vùng và nội tỉnh. Theo đó, Bình Phước dự kiến chi hơn 16.600 tỷ đồng để phát triển 34 dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông quan trọng từ nay đến năm 2025.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến năm 2021, Bình Phước có 3 tuyến quốc lộ đi qua bao gồm quốc lộ 13, 14 và 14C, 15 tuyến đường tỉnh, 325 tuyến đường đô thị, 2.135 tuyến đường xã, 241 tuyến đường chuyên dùng và tuần tra biên giới. Tổng chiều dài theo đo đạc là 9.102 km với 64,17% đã hoàn thành nhựa hóa.
Đường quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Phước
Đường quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Phước
Bên cánh đó, tỉnh Bình Phước cũng có 3 hệ thống sông lớn chảy qua bao gồm sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Tuy nhiên, lợi thế đó vẫn chưa được Bình Phước sử dụng để vận chuyển hàng hóa hay hành khách. Ngoài ra, hạ tầng giao thông đường sắt và hàng không của tỉnh vẫn chưa có và chưa được phê duyệt quy hoạch phát triển.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, hạ tầng giao thông trên địa bàn đã có những bước phát triển cơ bản, đáp ứng được nhu cầu vận tải và lưu thông hàng hóa, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước nói riêng, cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía nam nói chung.
Đường ĐT 741, đoạn qua TP.Đồng Xoài
Đường ĐT 741, đoạn qua TP.Đồng Xoài
Trong trước mắt, Bình Phước đang tích cực phối hợp với các bên nhằm triển khai xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường Hồ Chí Minh, đường ĐT 753 kết nối đi sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải.
Bên cạnh đó, Bình Phước cũng đề ra các chiến lược và kế hoạch ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng và nội tỉnh, đặc biệt là nhóm trục kết nối 3 trung tâm tạo động lực gồm TP.Đồng Xoài - TX.Chơn Thành và H.Đồng Phú; 3 vùng đô thị có sức lan tỏa gồm TP.Đồng Xoài - TX.Bình Long - TX.Phước Long và các trung tâm kinh tế khác của tỉnh.

>> Xem thêm: Vị trí chiến lược KCN Minh Hưng Sikico
 
Bản đồ quy hoạch mạng lưới cao tốc, quốc lộ qua tỉnh Bình Phước
Bản đồ quy hoạch mạng lưới cao tốc, quốc lộ qua tỉnh Bình Phước
Và kế hoạch đến năm 2025, tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan để đầu tư và triển khai các tuyến đường có vai trò quan trọng trong việc liên kết vùng với Bình Phước. Có thể kể ra như: dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Đắk Nông - Chơn Thành, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (tỉnh Long An); tuyến đường ĐT 753 kết nối với tỉnh Đồng Nai, sân bay quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu); tuyến đường phía Tây quốc lộ 13 kết nối Chơn Thành – Hoa Lư và kết nối với đường trục chính KCN Bàu Bàng (Bình Dương) đến đường Mỹ Phước - Tân Vạn; tuyến đường Đồng Phú - Bình Dương kết nối với tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (Bình Dương) đến đường Vành đai 4.
Các dự án đường bộ và hạ tầng kết nối nội tỉnh đã được tỉnh Bình Phước triển khai nâng cấp và mở mới trong thời gian qua có thể kể ra như: ĐT 752, ĐT 758, quốc lộ 14 đoạn TP.Đồng Xoài - H.Chơn Thành, H.Đồng Phú - TX.Chơn Thành, tuyến đường Minh Lập (TX.Chơn Thành) - Bù Nho (H.Phú Riềng)…
Đường quốc lộ 14, đoạn qua H.Chơn Thành (Bình Phước)
Đường quốc lộ 14, đoạn qua H.Chơn Thành (Bình Phước)
Theo kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bình Phước sẽ triển khai 34 dự án giao thông với tổng nhu cầu vốn lên đến hơn 16.600 tỷ đồng.

>> Xem thêm: Đầu tư Bình Phước - Lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư

Với phương châm “đi trước một bước”, Bình Phước xác định việc phát triển nhanh kết cấu hạ hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, nội tỉnh là một trong những yếu tố cấp thiết và quan trọng bậc nhất để giúp Bình Phước phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả bài viết: Hoàng Giáp

Nguồn tin: thanhnien.vn

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây