Sơ nét về tỉnh Bình Phước
1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2016, Bình Phước có diện tích lớn nhất trong 19 tỉnh thành phía Nam với diện tích 6.876,6 km2, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, gồm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8°C - 26,2°C, ít gió bão, không có mùa đông lạnh.
Địa hình tỉnh Bình Phước ở phía Bắc và Đông Bắc là dạng địa hình cao nguyên, trong khi ở phía Tây và Tây Nam thấp dần với dạng địa hình đồi núi. Vì vậy, với thổ nhưỡng và khí hậu của tỉnh mang đậm nét đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, đã tạo điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp, đặc biệt đối với giống cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu...
Hiện nay,
đơn vị hành chính của tỉnh Bình Phước có 11 huyện, thị xã và thành phố, bao gồm: Đồng Xoài, Phước Long, Bình Long, Chơn Thành, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng. với dân số trên 195.000 người thuộc 41 dân tộc khác nhau. Trong đó phần lớn là người S’Tiêng, Khmer, Nùng, Tày, một số ít là người Hoa...
2. Vị trí trọng điểm của vùng kinh tế phía nam và cả nước
Bình Phước là nằm ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ với phía Nam giáp tỉnh Bình Dương; phía Bắc giáp với tỉnh Đắk Lắk và Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia.
Tỉnh có chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Campuchia là 260,433 km, vì vậy Bình Phước có 4 cửa khẩu và một lối mở, trong đó có cửa khẩu quốc tế Hoa Lư đóng vai trò quan trọng nhất. Ngoài ra, tỉnh đã và đang xây dựng nhiều dự án giao thông nhằm tạo lợi thế cho việc xuất - nhập khẩu hàng hóa trong vùng và các nước trong khu vực.
Có thể kể ra như Quốc lộ 13 kết nối với TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương; Quốc lộ 14 nối các tỉnh Tây Nguyên qua Bình Phước về TP.Hồ Chí Minh; tuyến đường Bình Phước - Tân Vạn xuyên suốt các
khu công nghiệp kết nối với cảng biển Thị Vải - Cái Mép và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển hàng hóa giữa các vùng với nhau.
Và hàng loạt dự án hạ tầng giao thông lớn như đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Ðắk Nông, Ðồng Phú - Bình Dương; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư; Quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An. Cùng với đó là phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt…
Xem thêm: Danh sách dự án giao thông tỉnh Bình Phước
3. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng
Về tài nguyên đất, Bình Phước là nơi có chất lượng khá tốt so với các tỉnh thành miền Nam cũng như cả nước.
Theo cổng thông tin điện tử thuộc Bộ kế hoạch đầu tư, diện tích đất chất lượng cao là 420.213 ha, chiếm 61,17% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất có chất lượng trung bình là 252.066 ha, chiếm 36,78% và đất có chất lượng kém, hoặc cần đầu tư chỉ có 7.884 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất lâm nghiệp.
Về tài nguyên rừng, diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước lên đến 352.907 ha, chiếm 51,32% trong tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích đất rừng lên đến 171.971 ha, chiếm 48,73% so với đất lâm nghiệp và bằng 24,82% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là một trong những yếu tố tự nhiên rất quan trọng, giúp điều hòa dòng chảy của các con sông lớn như Sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, giảm lũ lụt đột ngột đến các tỉnh ven biển cũng như đảm bảo nguồn sinh thủy trong mùa khô kiệt.
Về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Bình Phước phân bổ về phía tây và một ít ở trung tâm với số lượng 91 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hóa với 20 loại khoáng sản, thuộc 4 nhóm: nguyên liệu phân bón, kim loại, phi kim loại, đá quý và bán quý. Trong đó khoáng sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh là nguyên vật liệu xây dựng như đá, cát, sét, laterit, puzơlan, kaolin, đá vôi...
Về tài nguyên nước, tỉnh Bình Phước có nguồn nước mặt từ hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0.7 – 0.8 km/km2. Trong khi đó, nguồn nước ngầm tập trung hầu hết ở phía Tây của tỉnh, bao gồm các vùng thấp dọc theo các con sông, suối.
4. Tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh đầu tư Bình Phước
Theo thống kê của tỉnh vào cuối năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, trở thành tỉnh có mức tăng trưởng cao, đứng thứ 5 cả nước. Về cơ cấu nền kinh tế, chỉ số GRDP bình quân đầu người ước đạt 63,39 triệu đồng/người/năm, tăng 12,59% so với cùng kỳ năm 2019.
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh nhưng công tác sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Bình Phước vẫn phát triển ổn định.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 13,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục có xu hướng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành.
Các lĩnh vực dịch vụ như bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, ngành bưu chính viễn thông của Bình Phước đều có mức phát triển bình ổn và tăng trưởng. Tuy nhiên, việc di chuyển trở nên khó khăn hơn bởi chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 vào quý IV của năm 2020, nên lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa tỉnh Bình Phước có giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm đều có chỉ số tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, chính sách phát triển đồng đều văn hóa – kinh tế - xã hội đã thu hút nguồn lực và khuyến khích đầu tư vào Bình Phước. Trong đó, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính đạt 22.589,4 tỷ đồng, tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,20% GRDP.
5. Nguồn lực của tỉnh:
Để phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025, Bình Phước đang nỗ lực đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, tích cực chuẩn bị điều kiện hạ tầng và nguồn lực nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư đến Bình Phước.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, thời gian tới tỉnh Bình Phước tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; luôn đồng hành cùng doanh nghiệp; giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình đầu tư với phương châm “Xem lợi ích của doanh nghiệp là lợi ích của tỉnh và doanh nghiệp thành công là Bình Phước phát triển”.
Theo lời khẳng định của ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Văn Lợi: “Bình Phước sẽ trở thành một nơi hội tụ và thu hút các nguồn lực cho phát triển; phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước được đặt trong bối cảnh phát triển của đất nước và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; hướng đến phát triển bền vững bằng việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với các chính sách an sinh xã hội theo nguyên tắc không để ai bị bỏ lại phía sau; chuyển từ vị trí “dự trữ” thành một “động lực tăng trưởng” và phát triển cho cả vùng bằng công nghiệp hóa và đô thị hóa”.
Quy hoạch các khu công nghiệp và chính sách đầu tư Bình Phước
Với nguồn lực tự nhiên lớn và còn rất nhiều tiềm năng, Đảng bộ, cũng như chính quyền nhân dân tỉnh Bình Phước liên tục có những kế hoạch giúp phát huy hết tiềm năng này, đặc biệt trong các chính sách
quy hoạch các khu công nghiệp tại Bình Phước. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, trong báo cáo tham luận về khai thác và phân bổ nguồn lực hợp lý gắn với thu hút đầu tư, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số giải pháp trọng tâm để thực hiện trong giai đoạn 2020-2025.
1. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông và công nghệ
Tỉnh Bình Phước đặc biệt ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho 2 huyện trọng điểm là Đồng Phúc và Chơn Thành. Bên cạnh đó là triển khai xây dựng 2 tuyến giao thông hành lang, gồm: tuyến song song với Quốc lộ 13 kết nối từ khu công nghiệp Bàu Bàng với đường Minh Hưng - Đồng Nơ và tuyến song song với Quốc lộ 14 gồm trục đường Đồng Phú - Bình Dương kéo dài lên Bù Đăng.
Đồng thời tập trung khai thác các dự án giao thông kết nối liên vùng như: Dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Đắk Nông; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư, kết nối tỉnh Bình Phước với cảng Cái Mép - Thị Vải; dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trên hết, tỉnh cũng ưu tiên áp dụng công nghệ 4.0 vào xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Qua đó, cải thiện vốn ngân sách nhà nước để tập trung thu hút đầu tư các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Xem thêm: Bình Phước đẩy mạnh chuyển đổi số
2. Tháo gỡ các điểm nghẽn về nguồn lực đất đai
Trên kế hoạch, tỉnh sẽ chuyển đổi 15.000 ha cao su đất xấu, hiệu quả thấp bổ sung thêm nguồn đất để quy hoạch các
khu công nghiệp tại Bình Phước. Đồng thời, mở rộng các khu, cụm công nghiệp, phát triển khu dân cư đô thị, các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dự án điện năng lượng mặt trời; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về môi trường đầu tư thuận lợi, nhất là nguồn nhân lực để tận dụng cơ hội đón làn sóng đầu tư mới.
Xem thêm: Đất khu công nghiệp Bình Phước - Cơ hội mới cho nhà đầu tư
3. Huy động tốt hơn nguồn lực ngoài nhà nước
Tập trung
thu hút vốn khu vực ngoài nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI); khuyến khích huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bằng hình thức đối tác công tư (PPP). Song song đó, tỉnh Bình Phước ưu tiên hỗ trợ các lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi giá trị. Xây dựng chính quyền điện tử gắn liền với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, canh tranh bình đẳng, thúc đẩy xã hội hóa.
4. Cải cách thủ tục thẩm định
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công, cũng như rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án đầu tư tại Bình Phước, cải cách thủ tục thẩm định sẽ là công việc ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm cho nguồn lực quan trọng này nhanh chóng đi vào vận hành, phát huy hiệu quả
Hiện trạng đầu tư các khu công nghiệp ở Bình Phước
Song song phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, tài nguyên đất và cải cách thủ tục hành chính, tỉnh Bình Phước cũng đã đạt được những kết quả đáng tích cực với số lượng doanh nghiệp và
khu công nghiệp gia tăng đáng kể.
Trong năm 2018, Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Phước đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 24 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1,13 tỷ USD. Đến thời điểm hiện tại, trong số này đã có 15 dự án đầu tư hoàn thành, đi vào hoạt động với số vốn 455 triệu USD; ba dự án đang tiến hành xây dựng với số vốn 412 triệu USD; và sáu dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư với số vốn 266 triệu USD. Theo đó, các dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân.
Trong năm 2020, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Phước nhằm nhìn lại hành trình 10 năm xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Phước, đồng thời đề ra mục tiêu thành lập 6.000 doanh nghiệp mới trong giai đoạn từ năm 2020 – 2025. Tại hội nghị lần này, UBND tỉnh Bình Phước đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho 35 doanh nghiệp với 46 dự án và tổng số vốn đăng ký hơn 46.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD. Trong đó, khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO có 11 dự án,
khu công nghiệp Becamex – Bình Phước có 15 dự án, và 20 dự án hạ tầng cụm công nghiệp và ngoài khu công nghiệp.
Xem thêm: Các khu công nghiệp ở Bình Phước
Tại Hội nghị 2020, UBND tỉnh Bình Phước cũng báo cáo toàn tỉnh đang có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.886 ha. Trong giai đoạn từ 2021 – 2030, tỉnh đề ra mục tiêu mở rộng 3 khu công nghiệp và xây dựng 4 khu công nghiệp mới với tổng diện tích đất cho khu công nghiệp dự kiến sẽ tăng lên đến 10.000 ha.
Trong thời gian 2021 – 2025, tỉnh Bình Phước cũng đề ra mục tiêu phát triển 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích 583 ha, trong đó mỗi huyện, thị xã sẽ có ít nhất 2 cụm công nghiệp nhằm sẵn sằng “đất sạch” cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Về khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO
Khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO nằm trên địa bàn xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, giáp ranh với xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước, thuộc điểm kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì vậy, khu công nghiệp chỉ cách Bình Dương khoảng 1h di chuyển, dễ dàng thông thương với TP.HCM, Đồng Nai qua tuyến Quốc lộ 13, đồng thời nằm trên trục kết nối Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ qua tuyến đường Quốc lộ 14.
Khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO tập trung khai thác
đa dạng ngành công nghiệp như: Công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp phát sinh nhiều nước thải, công nghiệp phát sinh nhiều khí thải và nước thải. Bên cạnh đó, một số ngành mục tiêu như: Chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ, giấy, bao bì, găng tay…
MINH HƯNG SIKICO sở hữu quỹ
đất khu công nghiệp sạch, có quy hoạch tốt, được phân bổ đa dạng như: Khu công nghiệp là 475,4 ha, thương mại – dịch vụ 19,6 ha, cơ sở hạ tầng 13,8 ha, không gian xanh và đất giao thông 146,2 ha.
Bên cạnh đó, khu công nghiệp Minh Hưng Sikico còn được trang bị đầy đủ nhà máy cấp nước công suất 25.300 m3/ngày, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) của khu công nghiệp được trang bị họng cấp, tiếp nước, xe chữa lửa, cứu thương, (đơn vị PCCC của khu vực cũng chỉ cách khu công nghiệp 5km), hệ thống giao thông nội bộ gồm đường chính và đường nội bộ được thiết kế 4-6 làn xe, hệ thống cấp điện… Riêng nhà máy xử lý nước thải công suất 25.000 m3/ngày-đêm, được vận hành bởi GS E&C (Hàn Quốc), sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải thân thiện với môi trường.
Liên hệ:
Danh sách dự án cụm công nghiệp đầu tư tại Bình Phước 2021-2025:
STT |
Tên dự án |
Hình thức đầu tư |
Quy mô |
Vốn đầu tư |
Địa điểm |
1 |
Cụm công nghiệp Tân Hiệp |
Đầu tư trong nước |
50-70 ha |
100 tỷ đồng |
Xã Tân Hiệp |
2 |
Cụm công nghiệp Tân Lợi |
Đầu tư trong nước |
50-70 ha |
100 tỷ đồng |
Xã Tân Lợi |
3 |
Cụm công nghiệp Thanh An |
Đầu tư trong nước |
50-70 ha |
100 tỷ đồng |
Xã Thanh An |
4 |
Cụm công nghiệp Long Giang |
FDI, trong nước |
50 ha |
250 tỷ đồng |
Thị xã Phước Long |
5 |
Cụm công nghiệp Phú Nghĩa 1 |
FDI, trong nước |
32 ha |
100 tỷ đồng |
Huyện Bù Gia Mập |
6 |
Cụm công nghiệp Phú Nghĩa 2 |
FDI, trong nước |
50 ha |
100 tỷ đồng |
Huyện Bù Gia Mập |
7 |
Cụm công nghiệp Phú Nghĩa 3 |
FDI, trong nước |
45 ha |
225 tỷ đồng |
Huyện Bù Gia Mập |
8 |
Cụm công nghiệp Thanh Bình |
FDI, trong nước |
20 ha |
100 tỷ đồng |
Huyện Hớn Quản |
9 |
Cụm công nghiệp Lê Vi - Tân Khai, huyện Quản Hớn |
FDI, trong nước |
20 ha |
100 tỷ đồng |
Huyện Hớn Quản |
10 |
Cụm công nghiệp Thuận Phú |
FDI, trong nước |
50 ha |
100 tỷ đồng |
Huyện Đồng Phú |
11 |
Cụm công nghiệp Tân Lập |
FDI, trong nước |
40 ha |
200 tỷ đồng |
Huyện Đồng Phú |
12 |
Cụm công nghiệp Nghĩa Trung |
FDI, trong nước |
20 ha |
100 tỷ đồng |
Huyện Bù Đăng |
13 |
Cụm công nghiệp Đức Liễu 1 |
FDI, trong nước |
50 ha |
150 tỷ đồng |
Huyện Bù Đăng |
14 |
Cụm công nghiệp Đức Liễu 2 |
FDI, trong nước |
30 ha |
150 tỷ đồng |
Huyện Bù Đăng |
15 |
Cụm công nghiệp Tiến Hưng |
FDI, trong nước |
50 ha |
100 tỷ đồng |
Thành phố Đồng Xoài |
16 |
Cụm công nghiệp Tân Thành |
FDI, trong nước |
40 ha |
77 tỷ đồng |
Thành phố Đồng Xoài |
17 |
Cụm công nghiệp Phú Riềng |
FDI, trong nước |
50 ha |
150 tỷ đồng |
Huyện Phú Riềng |
18 |
Cụm công nghiệp Thanh Phú |
FDI, trong nước |
60 ha |
150 tỷ đồng |
Thị xã Bình Long |
19 |
Cụm công nghiệp Hưng Chiến |
FDI, trong nước |
75 ha |
150 tỷ đồng |
Thị xã Bình Long |
20 |
Cụm công nghiệp Phước Thiện |
FDI, trong nước |
19.94 ha |
100 tỷ đồng |
Huyện Bù Đốp |
21 |
Cụm công nghiệp Song Phương |
FDI, trong nước |
10 ha |
72 tỷ đồng |
Huyện Chơn Thành |
Tải danh mục dự án đầu tư Bình Phước 2021-2025
Nguồn: https://binhphuoc.gov.vn/vi/doanhnghiep/du-an-moi-goi-dau-tu/danh-muc-cac-du-an-keu-goi-dau-tu-trong-va-ngoai-nuoc-tren-dia-ban-tinh-binh-phuoc-giai-doan-2021-2025-955.html