Thị trường đất khu công nghiệp Bình Phước

Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê vào năm 2016, Bình Phước có tổng diện tích là 6.876,6 km2. Trong đó, khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư chiếm hơn 28.300 ha và 3.500 ha ở khu trung tâm đã đưa vào hoạt động. Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Phước có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích 380 ha, trong đó có 8 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và được cấp giấy phép đi vào hoạt động.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Bình Phước 2020, tỉnh Bình Phước cũng đề ra mục tiêu mở rộng 3 khu công nghiệp hiện hữu và thành lập mới 4 khu công nghiệp nâng tổng diện tích đất công nghiệp Bình Phước lên 10.000 ha. Đồng thời, trong giai đoạn từ 2021 – 2025, tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu phát triển 21 cụm công nghiệp với 583 ha, và mỗi thị xã, huyện có ít nhất 2 cụm công nghiệp.
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước ngày 14-01-2021, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng ủng hộ chủ trương mở rộng đất khu công nghiệp Bình Phước như Minh Hưng Sikico (1.000 ha), Minh Hưng III (577 ha), Bắc Đồng Phú (317 ha), Nam Đồng Phú (480 ha). Quan trọng hơn, một số khu công nghiệp và dân cư mới cũng được bổ sung quy hoạch tại Đồng Phú với tổng diện tích đất 6.317 ha và 3 khu công nghiệp ở huyện Phú Riềng là 1.300 ha.

Chính sách của tỉnh Bình Phước cho nhà đầu tư 

Phát huy thế mạnh về vị trí, hạ tầng

Bình Phước là tỉnh có tổng diện tích đất rộng nhất vùng Đông Nam Bộ, ngay cạnh Bình Dương (chỉ mất 1h di chuyển). Khi quỹ đất của Bình Dương đang bị thu hẹp bởi sự phát triển của các khu công nghiệp, thì Bình Phước lại là lựa chọn hiệu quả cho các nhà đầu tư trong hiện tại và tương lai.
Tỉnh sở hữu vùng thổ nhưỡng và khí hậu ổn định, không gió bão, không mùa đông lạnh, độ phì nhiêu của đất cao, rất thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp mang giá trị kinh tế như cao su, cà phê, điều, tiêu, cây ăn trái, trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc. Góp phần tạo nguồn nguyên liệu dồi dào phát triển ngành công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thực phẩm,…
Theo ông Nguyễn Minh Chiến, Trưởng Ban quản lý các khu Kinh tế tỉnh Bình Phước chia sẻ, Bình Phước đã đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện, nước, ngân hàng, bưu chính viễn thông đáp ứng tốt hoạt động sản xuất - kinh doanh. Việc quy hoạch phát triển công nghiệp, đặc biệt là quy hoạch các Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế khá bài bản nên mặt bằng phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh luôn sẵn sàng. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh trong xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nhất là nộp hồ sơ trực tuyến và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư, sản xuất - kinh doanh. 

Bên cạnh đó, với các trục giao thông chiến lược như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, cùng nhiều dự án trục giao thông lớn đang trong kế hoạch triển khai như Đường sắt xuyên Á, Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư, Đường sắt Đắk Nông – Chơn Thành, đường ĐT752B… Bình Phước dễ dàng thông thương hàng hóa đến các trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Tây Nguyên, cảng biển, cảng container hay các nước trong khu vực Đông Nam Á qua Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư.
Cuối tháng 2/2021, Sở Giao Thông - Vận Tải tỉnh Bình Phước báo cáo UBND tỉnh về kế hoạch lập Dự án sân bay lưỡng dụng Técníc Hớn Quản với diện tích 400 – 500 ha, vừa kết hợp phát triển kinh tế vừa đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Vào ngày 18/3/2021, lãnh đạo thành ủy Thành Phố Hồ Chí Minh đã làm việc cùng lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Phước, thống nhất chủ trương triển khai dự án đường cao tốc Thành Phố Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Tổng mức đầu tư khoảng 36.000 tỷ đồng, gồm nhà nước dự kiến hỗ trợ khoảng 17.000 tỷ đồng, chiếm 47% và nhà đầu tư sẽ chi 19.000 tỷ đồng.
Vì thế, với quỹ đất khu công nghiệp Bình Phước rộng lớn, cơ sở hạ tầng được khơi thông, tỉnh liên tục thu hút các dòng chảy FDI tăng trưởng. Thực tế, Bình Phước đã có khoảng 295 dự án thứ cấp với số vốn lên đến 3 tỷ USD, gồm 201 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 94 dự án có vốn đầu tư trong nước.

Nhiều chính sách ưu đãi, miễn giảm hấp dẫn thu hút nhà đầu tư

Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Phước đưa ra nhiều chính sách hiện đại, đột phá và hiệu quả, đã giúp tỉnh thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).
Tỉnh Bình Phước đã và đang cố gắng để phát triển tối đa tiềm năng nền công nghiệp địa phương, liên tục tạo ra những ưu đãi hấp dẫn, chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kể cả giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bình Phước cũng đã cung cấp thông tin về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào 80 dự án thuộc các lĩnh vực gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… với tổng số vốn 2,05 tỷ USD.
Ngoài ra, HĐND tỉnh Bình Phước cũng thông qua Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 13/7/2020 về việc Ban hành quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Cụ thể tại Chương II của Nghị quyết này, khi đầu tư vào Bình Phước, tùy từng trường hợp nhà đầu tư sẽ nhận được các ưu đãi và hỗ trợ chung như:
  • Khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;
  • Ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất;
  • Giao đất, cho thuê đất từ quỹ đất công của Nhà nước không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất;
  • Tùy theo ngành nghề và địa bàn đầu tư, nhà đầu tư được áp dụng thuế suất ưu đãi và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định;
  • Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, khấu hao tài sản cố định;
  • Các hỗ trợ khác về quảng cáo; hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn về thủ tục đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ quảng bá xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ đào tạo lao động.
>> Xem thêm: Đầu tư Bình Phước - Sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư 
 

Áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, hỗ trợ hồ sơ nhanh chóng, tiện lợi

Chuyển đổi số sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh Bình Phước trong công tác quản lý trong thời gian tới. Đây là lời nhận định của tỉnh Ủy Bình Phước công bố vào ngày 18/05/2021. Trong đó, 9 nhóm lĩnh vực được ưu tiên áp dụng công nghệ 4.0 bao gồm quản lý dân cư, tài nguyên, giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông, năng lượng, sản xuất công nghiệp. Cùng với 5 mô hình thí điểm đầu tiên sẽ là mô hình doanh nghiệp, mô hình hợp tác xã, mô hình cơ quan hành chính, mô hình cấp huyện. Nổi bật là Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh (IOC) đã ra đời, với Trung tâm dữ liệu đặt tại thành phố Đồng Xoài.

Xem thêm: Bình Phước đẩy mạnh chuyển đối số
 
Ngoài ra, tỉnh còn đưa ra nhiều giải pháp tích cực như: Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT; Nâng cao trình độ tin học và kỹ năng sử dụng máy tính cho đội ngũ cán bộ; Phổ cập, truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Cùng với đó là những giải pháp cung ứng vốn, nguồn nhân lực và đối tác cung cấp giải pháp có năng lực.
Theo chia sẻ từ Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước - ông Nguyễn Minh Quang: Công nghệ số là một bước phát triển cao hơn của công nghệ thông tin, cho phép xử lý và lưu trữ dữ liệu ở tốc độ cao, chi phí rẻ hơn nhờ ứng dụng một loạt các công nghệ hiện đại nhất hiện nay như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây…
Đơn vị VNPT đã và đang hoàn thiện kết nối, định tuyến mạng truyền số liệu chuyên dùng cho 310 cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, triển khai hơn 6.954 hộp thư thông qua các hệ thống email công vụ và phần mềm ứng dụng, tỷ lệ sử dụng đạt 85%. 
Đồng thời, việc hoàn thiện 100% các thủ tục hành chính bằng công nghệ 4.0 sẽ tăng tính minh bạch, độ chính xác, nhanh chóng cũng như đảm bảo sự hài lòng, tin tưởng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước vào bộ máy quản lý hành chính.

Giới thiệu Khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO 

Khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO được phát triển bởi chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Công nghiệp Minh Hưng - Sikico – một thành viên của tập đoàn Sikico Group, tọa lạc tại xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, giáp ranh với xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành. Nơi đây là một trong hai vùng trọng điểm được tỉnh Bình Phước ưu tiên phát triển công nghiệp. 
MINH HƯNG SIKICO dễ dàng kết nối với trục Quốc lộ 13 trong bán kính 6km. Từ đó nhanh chóng kết nối với Quốc lộ 14 và cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn để thông thương hàng hóa đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành, Cảng Cái Mép, cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. 
Theo kế hoạch trong tương lai, MINH HƯNG SIKICO chỉ cách đường sắt Xuyên Á và cảng cạn Chơn Thành chỉ 3 km, cách đường sắt Đắk Nông – Chơn Thành 9 km, cách Cao tốc HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành 8 km. 
Với các lợi thế trên, khu công nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian giao thương đến các vùng kinh tế trọng điểm phía nam như Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, hay đến các tỉnh thành vùng Tây Nguyên, hay đến các nước bạn như Campuchia, Lào, Thái Lan.
Đặc biệt, nhờ vào vị trí nằm tiếp giáp với Bình Dương và cách TP.HCM chỉ 89 km, MINH HƯNG SIKICO thừa hưởng được cơ sở hạ tầng và dịch vụ từ hai vùng kinh tế lớn này như Đại học quốc tế Việt Đức, trường mầm non quốc tế Kinder World, bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, bệnh viện quốc tế Columbia, Aeon Mall Bình Dương, Lotte Mart Bình Dương, BigC Bình Dương, và nhiều tiện ích khác.
Với quỹ đất khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO giai đoạn 1 là 655 ha cùng điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ổn định, khu công nghiệp định hướng phát triển theo mô hình phức hợp Công nghiệp xanh – Thương mại – Dịch vụ. Trong đó gồm có khu công nghiệp 474,5 ha; khu thương mại dịch vụ 19,6 ha; khu hạ tầng kỹ thuật 13,8 ha được trang bị đầy đủ trạm điện, nhà máy cấp nước, nhà máy xử lý nước thải, trạm cứu hỏa, cứu thương; 146,2 ha còn lại dành cho không gian xanh và giao thông nội khu.

MINH HƯNG SIKICO có thể tiếp nhận đa dạng ngành công nghiệp như: điện tử, chế biến nông sản, sản xuất gỗ, trang trí nội thất, dệt may, sản xuất bao bì… Mới đây, nhờ chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư của chính quyền Bình Phước,, KCN đã kịp thời được cấp phép thêm các ngành nghề mới để bắt kịp xu hướng đầu tư như: găng tay, ép dầu điều, thức ăn gia súc, ấp trứng, giết mổ, sản xuất nhựa...
Đặc biệt, Chủ đầu tư đã và đang phát triển Hệ sinh thái dịch vụ MINH HƯNG SIKICO với đa dạng dịch vụ hỗ trợ như: dịch vụ pháp lý, tổng thầu thiết kế xây dựng, hỗ trợ tuyển dụng, dịch vụ hải quan... để đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư ngay từ những bước đầu của hoạt động kinh doanh, nhanh chóng hoàn tất thủ tục để nhà máy sớm đi vào hoạt động và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Nhờ hội tụ đầy đủ những yếu tố hoàn hảo thu hút đầu tư nên có rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng tìm tới, ký hợp đồng thuê đất với KCN MINH HƯNG SIKICO. “Đây là một tín hiệu vui và để đón làn sóng dịch chuyển FDI đến Việt Nam, chúng tôi đang từng bước mở rộng quỹ đất, hoàn thiện hạ tầng và nâng cao dịch vụ để các NĐT có thể xây dựng nhà máy nhanh chóng và mở rộng sản xuất khi có nhu cầu” - Đại diện CĐT chia sẻ.
Tác giả bài viết: Hải Phạm