Công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng nổi bật trong sản xuất kinh doanh tháng 11

04/12/2021
Sau gần hai tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 128, các chỉ số kinh doanh trong tháng 11 đều nhận được các kết quả tích cực, phản ánh hiệu quả và sự phụ hợp của các thay đổi của Chính phủ trong mở cửa và thích ứng tình hình mới.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế tháng 11 và 11 tháng vừa qua, Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thu thập được các tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, số doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng, đồng thời vốn đầu tư từ nguồn ngân sách cũng tăng. Tình hình xuất khẩu hàng hóa đã giữ vững được tốc độ, trong khi hoạt động kinh doanh dịch vụ và vận tải đang dần phục hồi.
Công nghiệp chế biến, chế tạo
Điểm sáng trong sản xuất kinh doanh tháng 11 vẫn là công nghiệp chế biến, chế tạo (Ảnh minh họa)
Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 11 tăng 5,5% so với tháng trước đó và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tính riêng trong tháng 11, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 44,6%, vốn đăng ký tăng 38% và số lao động tăng 30,2% so với tháng 10. Đây là kết quả tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh sau gần 2 tháng triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ
Nếu tính gộp 11 tháng năm 2021, toàn quốc có 105,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.454,2 nghìn tỷ đồng, cùng tổng số lao động là 784,2 nghìn lao động. Cùng với đó là 40,5 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên 146,1 nghìn doanh nghiệp trong 11 tháng năm 2021.
Để hỗ trợ cho các nhà đầu tư, bộ, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công với số vốn đầu tư tương đương 48.500 tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng 10. Số vốn FDI đăng ký mới và vốn bổ sung tiếp tục tăng với 26,46 tỷ USD so với cùng kỳ 2020.

Xem thêm: Những xu hướng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Châu Á

Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có tháng thứ 3 xuất siêu liên tiếp với thặng dư cán cân thương mại khoảng 100 triệu USD. Trong tháng 11, kinh ngạch xuất khẩu đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước, đồng thời tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính gộp 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước tính đạt kim ngạch 299,67 tỷ USD, tăng đến 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 78,99 tỷ USD. Trong khi khu vực nước ngoài đạt 220,68 tỷ USD, chiếm 73,6% tổng kim ngạch, tương đương 220,68 tỷ USD.
Số lượng mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là 34, chiếm tỷ lệ 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, số lượng mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD là 7, chiếm tỷ lệ 66,4%.
Nếu xét về cơ cấu nhóm hàng, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản xuất khẩu đạt 3,57 tỷ USD trong 11 tháng năm 2021, tăng 27,8% so với cùng kỳ. Cùng tăng có nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt kim ngạch xuất khẩu 266,75 tỷ USD, tăng 18%. Nhóm hàng nông lâm sản đạt 21,4 tỷ USD, tăng 15,4%. Nhóm hàng thủy sản đạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5%.
Trong 11 tháng năm 2021, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ với kim ngạch 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ. Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2 với kim ngạch 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%. Khối EU cũng chiếm kim ngạch xuất khẩu khá cao với 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%. Trong khi thị trường ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt xếp thứ 3, 4 và 5 với kim ngạch lần lượt là 25,9, 20 và 18 tỷ USD, đều tăng lần lượt là 23,3%, 14,6% và 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc thí điểm đón khách quốc tế trở lại cũng hỗ trợ và kích hoạt lại các hoạt động vận tải, du lịch, dịch vụ và bán lẻ hàng hóa. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 tăng hơn 15.000 lượt (tương đương 42%) so với tháng trước đó. Cộng dồn 11 tháng 2021, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 140.000 lượt khách.
Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng với mức 0,32% khi giá nhiên liệu, xăng dầu và khí đốt tăng toàn diện trên toàn cầu, người dân sinh hoạt bình thường trở lại khi trạng thái “bình thường mới” được thiết lập. Tính gộp 11 tháng 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,84% được xem là mức tăng thấp nhất từ năm 2016.
Ngoài các kết quả trên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 cũng tăng 6,2% so với tháng trước đó, tương đương 397.000 tỷ đồng. Trong khi lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm 2021 chỉ tăng 0,82%. Các điều này góp phần tạo nên một bức tranh tổng thể đầy tín hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam vừa qua, cũng như trong tương lai.

Tác giả bài viết: Thu Trang

Nguồn tin: VOV1

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây