Bình Phước phấn đấu xây dựng nền kinh tế số đến năm 2025

30/01/2022
Tỉnh Bình Phước chủ trương phấn đấu đến năm 2025 cơ bản sẽ hoàn thành công tác chuyển đổi số về ba góc độ, gồm có: chính quyền số, xã hội số và kinh tế số.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã đặt ra trong nghị quyết về chuyển đổi số trên địa bàn đến năm 2025: “Các hoạt động của chính quyền, các giao tiếp giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp sẽ diễn ra trên không gian mạng; đến năm 2025 tỉnh Bình Phước cơ bản hình thành chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số”.

Chính quyền số “4 không”

Bình Phước phấn đấu xây dựng nền kinh tế số đến năm 2025
Bình Phước khai trương Trung tâm điều hành thông minh IOC. Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Với sự phát đổi mới trong khía cạnh chính quyền số, hiện nay người dân chỉ cần chụp ảnh, quay phim và cung cấp thông tin thông qua ứng dụng internet. Khác với trước đây tất cả những phản ánh và thông tin của người dân đều phải thông qua đơn từ hoặc trực tiếp đến cơ quan chức năng để trình bày khiến công việc trở nên tốn kém thời gian và công sức.
Trước tình trạng mặt đường Quốc lộ 14 (đoạn qua phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) bị nứt nẻ bong tróc, xuất hiện nhiều ổ gà gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, ông Nguyễn Văn Quảng chỉ cần chụp ảnh, quay video và gửi lên một phần mềm do Trung tâm điều hành thông minh (IOC, TP. Đồng Xoài) tiếp nhận để chuyển tải đến cơ quan chức năng xử lý.
“Lo ngại người dân tham gia giao thông bị sụp ổ gà, gặp nguy hiểm do mặt đường bị bong tróc, tôi đã chụp ảnh và gửi phản ánh đến chính quyền qua ứng dụng trên mạng internet”, ông Quảng cho biết.
Sau khi người dân gửi phản ánh đến IOC thành phố, hệ thống sẽ gửi ngay đến lãnh đạo địa phương và các đơn vị chức năng liên quan. Quá trình giải quyết vấn đề cũng sẽ được cập nhật nhanh chóng để người dân giám sát.
“Việc xây dựng chính quyền điện tử đã được thành phố triển khai từ năm 2018. Sau hơn 4 năm, thành phố Đồng Xoài đã có những bứt phá trong việc hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tạo đà cho phát triển chính quyền số trong thời gian tới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước trực thuộc thành phố có sự phát triển vượt bậc, được triển khai đồng bộ từ thành phố xuống đến các phường, xã”, ông Ngô Hồng Khang - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài cho biết.
Theo ông Khang, chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Nhằm đạt mục tiêu này, Thành phố Đồng Xoài đã thực hiện “4 không” gồm:
  • Họp không gặp mặt;
  • Xử lý văn bản không giấy;
  • Giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc với người dân;
  • Thanh toán dịch vụ không dùng tiền mặt.
Ông Khang cho biết, từ năm 2020 thành phố Đồng Xoài đã triển khai phòng họp không giấy Ecabinet. Đến nay thành phố đã cập nhật trên hệ thống với hơn 800 cuộc họp trên địa bàn.
Đối với việc giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc với người dân, hệ thống dịch vụ công trực tuyến của thành phố với 366 thủ tục trong đó: 202 thủ tục ở mức độ mức 2, 141 thủ tục ở mức độ 3 và 23 thủ tục ở mức độ 4. Thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết một cách nhanh chóng, giúp giảm tối đa thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm: Bình Phước áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp

Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh Bình Phước được xem là bộ não số của tỉnh. IOC Bình Phước đang thử nghiệm trên 10 lĩnh vực gồm điều hành của lãnh đạo tỉnh: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội, hành chính công, giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, quản lý đất đai, y tế, du lịch, giáo dục, tiếp nhận thông tin phản ánh qua đường dây nóng đến lãnh đạo tỉnh.
Ông Nguyễn Minh Quang - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Bình Phước cho biết trong thời gian qua, tỉnh đã thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng công nghệ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu. Tỉnh Bình Phước đã sử dụng tối đa năng lực tổng hợp, phân tích dữ liệu của IOC để phục vụ điều hành, chỉ đạo phòng chống dịch tại địa phương.
“Để cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho toàn bộ người dân Bình Phước về tình hình dịch bệnh, hệ thống bản đồ số dịch tễ COVID-19 đã nhanh chóng được triển khai và cập nhật đầy đủ thông tin các ca nhiễm, nghi nhiễm, các khu vực cách ly, vị trí chốt kiểm soát, công bố các địa bàn hành chính nguy cơ cao… được trung tâm IOC cập nhật theo thời gian thực. Thông tin chính thức, tin cậy và được công khai minh bạch giúp người dân hiểu rõ và yên tâm phối hợp cùng chính quyền tỉnh kiểm soát tốt dịch bệnh”, ông Nguyễn Minh Quang cho biết.

Kinh tế số sẽ đóng góp 20% GRDP

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền cho rằng, hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên số, làm việc trên nền tảng số và công nghệ số. Do đó, thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu thiết yếu, khách quan theo xu thế của thời đại.
Sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin mang tính đột phá sẽ giúp cho mọi hoạt động được đưa lên môi trường số. Chuyển đổi số tạo ra một không gian hoạt động hoàn toàn mới, làm thay đổi cách vận hành công việc và cuộc sống.
Đây là cơ hội vàng giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng và vượt lên, thậm chí có thể đi đầu trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, làm thay đổi cuộc sống của nhân dân và tạo sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của doanh nghiệp.
Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về chuyển đổi số, vừa qua Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn.
Nghị quyết đưa ra mục tiêu là thực hiện chuyển đổi “từng lĩnh vực” tiến tới chuyển đổi “tổng thể và toàn diện”. Đưa doanh nghiệp, người dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình chuyển đổi số; tập trung ưu tiên chuyển đổi trước các lĩnh vực mà doanh nghiệp, người dân cần; chọn một số ngành, địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi toàn diện thí điểm để rút kinh nghiệm.
Bà Trần Tuyết Minh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành công tác chuyển đổi số cả về ba góc độ, gồm chính quyền số, xã hội số và kinh tế số. Với chính quyền số, sẽ góp phần phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp; kinh tế số sẽ là chìa khóa của tăng trưởng và xã hội số sẽ giúp người dân có cuộc sống hài lòng hơn.
Tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số của tỉnh chiếm 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số của mỗi ngành chiếm tỷ trọng từ 7 – 10% trong tổng GRDP của tỉnh.
Bình Phước cho rằng, giai đoạn 2021 - 2025 là thời cơ để tỉnh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn bằng các chương trình hành động cụ thể, trong đó có việc phát triển hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn này chính là quá trình chuyển đổi số trên các mặt chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
"Đổi mới phương thức điều hành xã hội, thực thi công vụ theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh tế mới; trong đó, phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số là yếu tố trọng tâm", Tỉnh ủy Bình Phước nhận định và cho rằng cần phải nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về sự cấp thiết của chuyển đổi số toàn diện trong thời gian tới./

Tác giả bài viết: Sỹ Tuyên

Nguồn tin: TTXVN

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây