Nhìn nhận được lợi thế nhưng cũng vạch ra được các hạn chế, những kiến nghị của tỉnh đã được Chủ tịch Quốc hội, Phó thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá là hợp lý, xác đáng, có tác động tích cực đến sự phát triển của địa phương. Vấn đề đoàn công tác Trung ương lưu ý chín là tỉnh Bình Phước cần có công tác quy hoạch thật tốt, đẩy nhanh
quy hoạch tổng thể, từ đó dễ dàng thuyết phục được giới đầu tư bằng các dự án quy hoạch tốt để
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đây cũng chính là tâm tư và nỗi niềm các lãnh đạo tỉnh Bình Phước ấp ủ suốt thời gian qua.
Với trọng tâm cải cách thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, ngay sau khi kiểm soát được đại dịch Covid-19, Bình Phước xác định môi trường đầu tư, kinh doanh là các cột trụ quan trọng nhất, từ đó đề ra nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế.
Và công tác thiết thực nhất chính là UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai
Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10-1-2022 của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 vào trung tuần tháng 7 năm nay. Với nhiều phân tích cho thấy, PCI của tỉnh có 4 chỉ số thành phần đã góp phần cải thiện cả điểm số và xếp hạng PCI năm 2021 của tỉnh. Đó là chỉ số tiếp cận đất đai, chỉ số tính minh bạch, chỉ số chi phí thời gian tăng rất mạnh và chỉ số tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh tăng mạnh.
Ngoài ra không thể bỏ qua các “chỉ tiêu con” khác cũng đạt giá trị tốt bậc nhất cả nước. Ví dụ như: Chỉ số gia nhập thị trường có 2 chỉ tiêu; Chỉ số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có 1 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, chất lượng các cụm,
khu công nghiệp Bình Phước cũng được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao hơn nhiều địa phương trong cả nước.
Môi trường kinh doanh của tỉnh Bình Phước được các doanh nghiệp FDI xếp hạng 5, trong khi mức độ tin tưởng đối với nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính quyền tỉnh đứng thứ 3 cả nước…
Trong tháng 9 vừa qua, Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên rà soát những quy định không còn phù hợp để cắt giảm, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến. Kiên quyết xử lý các hành vi nhũng nhiễu, gây khó cho doanh nghiệp… Có như vậy, các nỗ lực từ cấp ủy đảng đến chính quyền ở Bình Phước về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đã có câu trả lời rất cụ thể từ chính các nhà đầu tư và từ chính làn sóng đầu tư vào tỉnh.
>> Xem thêm: KCN Minh Hưng Sikico đồng hành hỗ trợ các nhà đầu tư
Giữa bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, cùng với diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, những nỗ lực về cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh mà Bình Phước đang nỗ lực thực hiện chính là những giải pháp phi tài chính hiệu quả và có tính bền vững, là trợ lực hữu hiệu để phục hồi và phát triển kinh tế. Sự xuất hiện của các “ông lớn” trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng như Vingroup, Đất Xanh, Becamex… và các nhà đầu tư uy tín trên thế giới như C.P. Thái Lan; Hayat Thổ Nhĩ Kỳ; Sung Ju - Samsung, Japfa… đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo Bình Phước.
>> Xem thêm: Đầu tư Bình Phước - Sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư