Dự kiến đường vành đai 3 TP.HCM tại nút giao với quốc lộ 13 qua địa bàn tỉnh Bình Dương
Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Bình Dương cũng đồng ý cam kết bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh đủ 50% trong tổng mức đầu tư dự án thành phần qua địa bàn tỉnh, phù hợp theo báo cáo tiền khả thi đã được Quốc hội thông qua. Trong trường hợp dự án cần phải nâng tổng mức đầu tư, Bình Dương cũng cam kết bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh, nhằm đáp ứng phần vốn được phê duyệt tăng thêm như quy định.Đường vành đai 3 là dự án có ý nghĩa rất quan trọng giúp hoàn thiện kết nối vùng với 4 tỉnh thành là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Toàn tuyến sẽ có tổng chiều dài 76,34 km và được xây dựng bằng ngân sách trung ương và địa phương cùng nhau chia sẻ chi phí làm đường.
Phần vốn ngân sách trung ương dự kiến là 38.740 tỷ đồng, trong khi phần vốn ngân sách địa phương cũng tương ứng là 36.637 tỷ đồng. TP.HCM sẽ đóng góp phần vốn ngân sách địa phương có tỷ trọng lớn nhất với 24.010 tỷ đồng. Bình Dương xếp thứ 2 với 9.640 tỷ đồng, trong khi ngân sách địa phương từ Đồng Nai và Long An lần lượt là 1.934 và 1.052 tỷ đồng.
UBND tỉnh cũng được HĐND giao nhiệm vụ nghiên cứu và lên phương án huy động nguồn vốn, phương án bố trí cụ thể để trình HĐND tỉnh xem xét.
Với việc HĐND tỉnh Bình Dương và các tỉnh tìm được cơ chế chung, thống nhất chủ trương cùng đóng góp ngân sách để hoàn thiện dự án, cam kết bố trí vốn để triển khai, dự án đường vành đai 3 TP.HCM đã có một bước tiến quan trọng, tiến tới hoàn thiện đề xuất để Chính phủ với sự ủy quyền trực tiếp cho Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ trình Quốc hội xem xét để thông qua trong thời gian tới.