Hậu Covid-19, bất động sản công nghiệp đón làn sóng đầu tư mới

01/11/2021
Sau các thủ phủ công nghiệp Bình Dương, Long An, Đồng Nai… Bình Phước sẽ là địa phương tiếp theo trước làn sóng đầu tư các khu công nghiệp.

Tâm điểm đầu tư bất động sản công nghiệp

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, những nơi hình thành và phát triển các khu công nghiệp mới đều sẽ tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản nói chung. Song song với nhu cầu chỗ ở tăng cao do số lượng công nhân lao động quy tụ về, nhu cầu bất động sản nhà ở cao cấp dành cho chuyên gia cũng hấp dẫn không kém.
Khu công nghiệp mới Minh Hưng Sikico

Điều này thể hiện rất rõ tại các thủ phủ công nghiệp phát triển rất mạnh vừa qua là Long An, Bình Dương và Đồng Nai. Bất động sản tất cả phân khúc đều ghi nhận những đợt sốt liên tục thời gian qua. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, các vùng tăng trưởng nóng thời gian vừa qua bắt đầu có dấu hiệu bão hòa. Các khu công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy liên tục tăng cao cũng trở nên kém hấp dẫn với dư địa không còn nhiều, vị trí đẹp đã khan hiếm hơn. Điều này cũng gián tiếp kéo giảm sức hấp dẫn của bất động sản đất nền.
Gần đây, có một xu thế đang dần hình thành đó là các nhà đầu tư tìm đến những khu vực tiềm năng ở các vùng chưa có nhiều khai phá. Xu hướng này đang ngày một rõ ràng hơn đặc biệt sau đợt giãn cách vì Covid-19 tại các tỉnh phía Nam vừa qua. Một trong những tiềm năng đang nổi lên là tỉnh Bình Phước với huyện Hớn Quản, sở hữu quỹ đất khu công nghiệp rộng đang được trình phê duyệt quy hoạch.
Bình Phước có quỹ đất còn khá nhiều. Ngoài ra, với giá thuê mềm, dân cư tập trung đông đúc đáp ứng được nguồn lao động cần thiết. Điều này giúp Bình Phước sở hữu đủ 3 yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa từ cao tốc, hạ tầng, cảng cạn.

Chính sách đầu tư và quy hoạch các khu công nghiệp của Bình Phước

Với nguồn lực tự nhiên lớn và còn rất nhiều tiềm năng, Đảng bộ, cũng như chính quyền nhân dân tỉnh Bình Phước liên tục có những kế hoạch giúp phát huy hết tiềm năng này, đặc biệt trong các chính sách quy hoạch các khu công nghiệp tại Bình Phước. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, trong báo cáo tham luận về khai thác và phân bổ nguồn lực hợp lý gắn với thu hút đầu tư, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số giải pháp trọng tâm để thực hiện trong giai đoạn 2020-2025.

1. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông và công nghệ

Tỉnh Bình Phước đặc biệt ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông cho 2 huyện trọng điểm là Đồng Phúc và Chơn Thành. Bên cạnh đó là triển khai xây dựng 2 tuyến giao thông hành lang, gồm: tuyến song song với Quốc lộ 13 kết nối từ khu công nghiệp Bàu Bàng với đường Minh Hưng - Đồng Nơ và tuyến song song với Quốc lộ 14 gồm trục đường Đồng Phú - Bình Dương kéo dài lên Bù Đăng.
Đồng thời tập trung khai thác các dự án giao thông kết nối liên vùng như: Dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành - Đắk Nông; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư, kết nối tỉnh Bình Phước với cảng Cái Mép - Thị Vải; dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và cảng Cái Mép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trên hết, tỉnh cũng ưu tiên áp dụng công nghệ 4.0 vào xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Qua đó, cải thiện vốn ngân sách nhà nước để tập trung thu hút đầu tư các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 

>> Xem thêm: Đầu tư Bình Phước - Sự lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư 

2. Tháo gỡ các điểm nghẽn về nguồn lực đất đai

Trên kế hoạch, tỉnh sẽ chuyển đổi 15.000 ha cao su đất xấu, hiệu quả thấp bổ sung thêm nguồn đất để quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước. Đồng thời, mở rộng các khu, cụm công nghiệp, phát triển khu dân cư đô thị, các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dự án điện năng lượng mặt trời; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về môi trường đầu tư thuận lợi, nhất là nguồn nhân lực để tận dụng cơ hội đón làn sóng đầu tư mới.

Xem thêm: Đất khu công nghiệp Bình Phước - Cơ hội mới cho nhà đầu tư

 

3. Huy động tốt hơn nguồn lực ngoài nhà nước

Tập trung thu hút vốn khu vực ngoài nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI); khuyến khích huy động nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bằng hình thức đối tác công tư (PPP). Song song đó, tỉnh Bình Phước ưu tiên hỗ trợ các lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi giá trị. Xây dựng chính quyền điện tử gắn liền với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng minh bạch, canh tranh bình đẳng, thúc đẩy xã hội hóa.

4. Cải cách thủ tục thẩm định

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công, cũng như rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án đầu tư, cải cách thủ tục thẩm định sẽ là công việc ưu tiên hàng đầu nhằm bảo đảm cho nguồn lực quan trọng này nhanh chóng đi vào vận hành, phát huy hiệu quả.
 

Tác giả bài viết: Hải Phạm

Nguồn tin: Tổng hợp

Tin tức khác

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao...

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc

Quy định về thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây